Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu sâu hơn về bộ môn mà bạn đang tập luyện hằng ngày với những kiến thức cơ bản nhất. Bài viết này sẽ dành cho bạn.
Lịch sử của Yoga
Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã có từ hàng ngàn năm trước. Yoga như một triết lý sống toàn diện, giúp những người tập luyện phát triển về tinh thần, thể chất và tâm lý.
Các tác phẩm ban đầu ở dạng kinh điển Yoga và được viết bằng tiếng Phạn vào khoảng năm 400 sau Công nguyên bởi Patanjali Maharishi.
Theo tác giả, Yoga bao gồm tám con đường. Người tập sẽ tập luyện theo thứ tự những con đường này.
Tám con đường tập luyện Yoga
Yamas
Yamas được thể hiện dưới dạng năm ràng buộc đạo đức và trọng tâm của chúng là cách chúng ta liên quan đến người khác.
- Aparigraha (rộng lượng)
- Satya (tính trung thực)
- Asteya (không ăn cắp)
- Bramacharya (điều độ)
- Ahimsa (không gây hại)
Niyama
Niyama được thể hiện dưới dạng năm quan sát và tập trung vào cách chúng ta liên quan đến chính mình.
Isvara Pranidhana (đầu hàng thiêng liêng)
Svadhyaya (tự học)
Tapas (kỷ luật tự giác)
Sauca (tinh khiết)
Santosa (mãn nguyện)
Asana
Trong Yoga, tư thế được gọi asana. Các asana dạy chúng ta sự kỷ luật và sự tập trung để làm chủ cơ thể, cho phép chúng ta giữ yên trong thời gian dài khi chúng ta thiền định.
Pratyahara (Loại bỏ)
Pratyahara là nỗ lực có ý thức để loại bỏ nhận thức khỏi những phiền nhiễu, dẫn đến sự tập trung bên trong và cho phép chúng ta thấy các quá trình nội bộ của mình như cảm xúc và sự thèm muốn.
Pranayama
Pranayama là các bài tập và kỹ thuật thở giúp chúng ta kết nối với cơ thể bên trong. Ngoài ra các bài tập thở còn giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo, an tâm hơn ở những tình huống nhất định.
Dharana (tập trung)
Dharana có khả năng tập trung tâm trí vào bất kỳ điểm hoặc đối tượng nào bằng cách tập trung để xóa tan mọi phiền nhiễu.
Dhyna (thiền)
Ở con đường tập luyện này, bạn sẽ tập trung vào bên tron cơ thể mình, cảm nhận hơi thở và làm trống suy nghĩ. Việc này sẽ giúp bạn hấp thụ các nguồn năng lượng của vũ trụ và loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực.
Samadhi
Samadhi được gọi là sự giác ngộ và là khả năng có một kết nối đầy đủ với tất cả các sinh vật sống.
Ngoài ba con đường tập cuối cùng, những con đường tập khác không cần phải được thực hành theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào vì tất cả chúng đều được kết nối với nhau.
Ngoài ba con đường tập cuối cùng, những con đường tập khác không cần phải được thực hành theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào vì tất cả chúng đều được kết nối với nhau.
Các nhánh tập này dạy chúng ta rằng để hiểu được sự tồn tại thực sự của chúng ta, trước tiên chúng ta phải nhận ra rằng tất cả chúng ta được kết nối bởi một ý thức phổ quát với vũ trụ và mọi vật trong vũ tru.
Mời bạn xem
thêm các bài viết chia sẻ:
Nhận xét
Đăng nhận xét